CHỨNG NHẬN VIETGAP CHĂN NUÔI - 0905.527.089


         VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.
         Chứng nhận VietGAP chăn nuôi là hoạt động đánh giá, xác nhận của tổ chức chứng nhận VietGAP đối với sản phẩm được sản xuất và/hoặc sơ chế (sản xuất/sơ chế) phù hợp với VietGAP;

                                           VietGAHP chăn nuôi

I.                   CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
-  Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT: Quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
- 
Quyết định 4653/QĐ-BNN-CN: Ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VIETGAHP) cho bò sữa; bò thịt; dê sữa; dê thịt; lợn; gà; ngan-vịt và ong.
II.                CÁC YÊU CẦU TRONG THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT:
1.                  Địa điểm: có cách các khu trường học bênh viện, khu dân cư… tối thiểu 100m. Cách nhà máy chế biển, giết mổ và chợ buôn bán gia súc tối thiểu 01 km.
Có nguồn nước sách phục vụ chăn nuôi và xử lý môi trường.2.                  Bố trí khu chăn nuôi:
-  Trại chăn nuôi: có sơ đồ thiết kế, thông thoáng, có PCCC, dễ dàng vệ sinh, bố trí rtirieeng biệt các khu chuồng, kho thức ăn, thú y, vật tư, công trình cấp nước và xử lý chất thải
-  Có tường hoặc hàng rào bao quanh để kiểm soát
-  Cổng ra vào và các khu chuồng nuôi phải khử trùng
3.                  Chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi
-  Thiết kế phù hợp với từng loại vật, tháng tuổi
-  Dụng cụ cho ăn không gây độc hại, dễ vệ sinh
-  Dụng cụ sử dụng trong quá trình chăn nuôi phải đảm bảo an toàn dễ tây rửa
4.                  Giống và quản lý chăn nuôi:
-  Giống phải có nguồn gốc rõ ràng
-  Con giống đưa từ bên ngoài vào phải đảm bảo khỏe mạnh và nuôi cách ky
-  Chăn nuối heo quy trình tùy vào mục đích sử dụng
-  Áp dụng phương thức quản lý “ Cùng vào-cùng ra” thứ tự ưu tiên: cả khu=> từng dãy=> từng chuồng=> từng ô
5.                  Vệ sinh chăn nuôi:
-  Trại đủ trang thiết bị và quy trình vệ sinh, tiêu đọc, khử trùng, đảm bảo an toàn sinh học
-  Khử trùng khi vào trại, có đồ bảo hộ
-  Lịch phun thuốc định kỳ, phá quang bụi rậm
-  Thiết bị chăn nuôi phải được tiêu độc thường xuyên
6.                  Quản lý thức ăn và nước uống trong chăn nuôi
Quản lý thức ăn:
-  Thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo sạch, an toàn
-  Không sử dụng thức ăn hoặc cho vào thức ăn các hóa chất kháng sinh trong DM cấm
-  Bảo quản thức ăn khô ráo, công trùng,độc vật gây hại, ko để quá hạn sử dụng
-  Thường xuyên kiểm tra vệ sinh khu vực sản xuất thức ăn, kho chứa thức ăn, và nguyên liệu thức ăn tránh ô nhiễm
Quản lý nước trong chăn nuôi:
-  Nguồn nước phải đảm bảo an toàn, định kỳ phải kiểm tra E.coli và coliform.
-  Có lịch và thực hiện kiểm tra thường xuyên hệ thống lọc, cấp nước cho trang trại
7.                  Quản lý vận chuyển:
-  Việc vận chuyển vật nuôi giữa các trại hoặc xuất bạn phải có phương tiện phù hợp
-  Phương tiện vận chuyển phải được khử trùng
8.                  Quản lý dịch bệnh:
-  Lập kế hoạch phòng trừ dịch bện, có quy trình phòng bệnh, tây giun sán phù hợp với từng đối tượng
-  Có hồ sơ theo dõi dịch bênh, hoặc nguyên nhân phát sinh, cách điều trị
-  Sử dụng thuốc thú ý có trong danh mục được quy địnhcủa BNNPTNN
-  Vật nuôi bị bệnh phải nuôi cách ly, báo cho cán bộ thú ý xử lý kịp thời
9.                  Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường
-  Chất thải phải được thu gom hằng ngày, chuyển đến nơi tập trung…
-  Vị trí tập trung ở cuối trại, xa khu sống, xa nơi cấp nước
-  Chất thải phải theo được thu riêng
10.             Kiểm soát động vật và côn trung gây hại
-  Có kế hoạch kiểm động vật, loại gặm nhấm và côn trùng gây hại
11.             Quản lý nhân sự
-  Trại cần có sơ đồ tổ chức, quy trình xử lý khẩn cấp khi có sự cố và tai nạn xảy ra
-  Chủ trang trại phải thực hiện theo Luật lao động đối với người lao động trong trang trại
-  Người lao động phải có đủ sức khỏe, trang bị đồ bảo hộ lao động, được khám sức khỏe định kỳ
-    Người lao động phải được tấp huấn về quy trình chăn nuôi- thú y, các quy định về vệ sinh ATTP
12.             Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
13.             Tự kiểm tra (kiểm tra nội bộ)
14.             Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
III.            YÊU CẦU VỀ LẤY MẪU: (BỔ SUNG)
Theo quy định của Điều 16 thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT: Lấy mẫu môi trường (đất, nước, không khí), vật tư đầu vào, chất thải hoặc mẫu điển hình của sản phẩm và xác định chỉ tiêu phân tích theo quy định tại VietGAP, cụ thể đối với chăn nuôi:
·          Mẫu nước uống: Nếu sử dụng nước thuỷ cục thì không cần lấy mẫu; nếu sử dụng nước tự cấp thì lấy mẫu kiểm tra
·          Mẫu nước thải
·          Mẫu thức ăn chăn nuôi: Kiểm soát kim loại nặng, kháng sinh, độc tố vi nấm, vi sinh vật có hại trong TACN: xem trên bao bì của sản phẩm TACN: nếu bao bì có dấu hợp quy  (dấu CR) thì không cần lấy mẫu.
·          Kiểm tra chất tạo nạc trong TACN: Nếu có bản cam kết hoặc phiếu kết quả kiểm nghiệm của nhà cung ứng đạt yêu cầu thì không cần lấy mẫu. Nếu không có thì lấy mẫu nước tiểu của lợn để kiểm tra dư lượng chất tạo nạc Bêta- agonist gồm: Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine.
-            Đối với hộ kinh doanh cá thể, công ty: Lấy 01 tổ mẫu (Nước uống, nước thải, mẫu TACN, Chất tạo nạc trong TACN theo yêu cầu)
-            Đối với cơ sở nhiều thành viên (HTX, Tổ hợp tác…): Số lượng thành viên đại diện nhóm được đánh giá do tổ chức chứng nhận quyết định theo từng trường hợp cụ thể nhưng tối thiểu bằng căn bậc 2 (đối với đánh giá lần đầu) hoặc tối thiểu 2/3 của căn bậc 2 (đối với đánh giá lại)  hoặc tối thiểu ½ của căn bậc 2 (đối với đánh giá giám sát) của tổng số thành viên trong nhóm.
        VietCert là đơn vị uy tín, chất lượng với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, linh hoạt luôn mong muốn mang đến sự hài lòng và tin tưởng đối với quý khách hàng. Để được hỗ trợ và tư vấn sớm nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Phone/Zalo: 0905 527 089

Web:  https://vietcert.org/

Trân trọng./



Nhận xét

Bài viết liên quan

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH ĐẤT SÉT NUNG - VIETCERT

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ỐNG NHỰA - VIETCERT

CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001 : 2015 - 0905.527.089